Xúc xích vùng cao Tây Bắc - Món ngon đặc sản của người dân tộc vùng cao
Xúc xích vùng cao Tây Bắc
Nếu đã quá quen với những loại xúc xích thông thường được bày bán trong siêu thị. Bạn hãy thử trổ tài với món xúc xích tây vùng cao tây bắc.
Đồng bào dân tộc Nùng, Dao, Tày… ở các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều món đặc sản nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng độc đáo, đậm chất dân dã núi rừng như thắng cố, thịt trâu gác bếp, rêu đá… Đặc biệt trong đó không thể không nhắc đến món xúc xích hun khói hay còn gọi là lạp sườn hun khói của người dân nơi đây. Món xúc xích này không đòi hỏi quá cầu kì trong khâu chế biến, lại có hương vị thơm ngon khó cưỡng và rất tiện lợi bởi có thể làm một mẻ lớn và bảo quản ăn dần.
Xúc xích hun khói vùng cao là món khoái khẩu không chỉ của đồng bào dân tộc Tây Bắc mà còn được nhiều người miền xuôi ưa chuộng
Nguyên liệu:
- Lòng non
- Thịt lợn
- Muối, tiêu, bột ngọt
- Quả mắc mật khô
- Hành băm phi thơm
- Gừng, rượu trắng
- Đường cát
- Xì dầu
- Rượu mai quế lộ
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế lòng
Để lớp vỏ ngoài xúc xích mềm mỏng và không bị dai, chọn loại lòng non ngon, có độ dày đều, không bị rách. Để khử mùi hôi của lòng, cần rửa sạch lòng với rượu và dùng gừng chà xát kỹ mặt trong lẫn ngoài. Sau đó để lòng khô ráo.
Bước 2: Sơ chế thịt
Thịt chính là phần nhân của xúc xích nên để đảm bảo xúc xích thơm ngon, không bị bở cần chọn loại thịt vai ngon, nửa nạc nửa mỡ để xúc xích ngon dẻo. Lọc bỏ lớp bì sau đó rửa sạch thịt với rượu và xát gừng kỹ để khử mùi hôi rồi để ráo nước. Sau khi thịt đã ráo, băm nhỏ thịt.
Bước 3: Ướp thịt
Sau khi thịt được băm nhỏ và đạt độ quánh dẻo, cho hỗn hợp gia vị gồm muối, đường, bột ngọt, tiêu, mắc mật khô xay nhỏ, một chút rượu và chút nước gừng vào trộn đều. Hỗn hợp nước gừng và rượu cùng mắc mật xay sẽ giúp món xúc xích giữ được lâu mà không bị hỏng đồng thời có hương vị thơm ngon đặc trưng.
Bước 4: Nhồi thịt và buộc xúc xích
Đây có thể coi là công đoạn vất vả nhất bởi người thực hiện cần phải tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo dồn thịt vào từng đoạn lòng non, tránh nhồi quá căng làm rách lòng hoặc nhồi quá lỏng tay khiến món xúc xích bị bở vì thiếu kết dính ở phần nhân.
Bước 5: Chế biến và thưởng thức
Xúc xích sau khi sấy khô thì có thời hạn bảo quản rất lâu. Trước khi ăn bạn có thể đem hấp, luộc hoặc chiên tùy theo sở thích. Tuy nhiên, cách chiên theo kiểu Tây Bắc cũng khác hoàn toàn với cách ăn ở miền xuôi. Bạn sẽ không cho dầu mà chỉ cho 1 chút nước vào và đun, đến khi nước sôi thì bỏ lạp sườn thái lát vào.
Bảo quản xúc xích xông khói như thế nào?
Xúc xích xông khói là món ngon được người dân tộc vùng cao làm để ăn quanh năm, để đến cả tháng mà không hỏng. Nếu làm nhiều bạn có thể đem đóng gói bằng cách hút chân không rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Môi trường chân không giúp loại vi khuẩn, hút hết khí oxy cần thiết cho sự sống còn. Vì vậy xúc xích sẽ được đảm bảo chất lượng. Xúc xích xông khói không chỉ là một trong những món đặc sản độc đáo, dân giã của dân tộc Nùng, Dao, Tày mà còn được bán đi nhiều nơi trên cả nước. Bạn cũng có thể mua được món ăn đặc trưng này ngay tại Hà Nội. Một gói xúc xích xông khói Tây Bắc trọng lượng 500gr đang được bán với giá 207.000, khá đắt so với những loại xúc xích thông thường khác. Tại sao bạn không tự tay chế biến món ăn hấp dẫn thơm ngon này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé ??
Nhận xét
Đăng nhận xét